Tìm hiểu phong tục tập quán của nước bạn cũng là một sở thích của rất nhiều người. Bởi khi đó họ sẽ tích lũy thêm được kiến thức về thế giới xung quanh và đôi khi nó còn phục vụ cho mục đích đi du lịch sau này. Văn hóa mỗi vùng miền có rất nhiều điểm khác nhau và tục cưới hỏi cũng vậy. Hãy cùng Cưới Hỏi Lại Hàng tìm hiểu nghi lễ cưới hỏi của sứ sở Kim Chi, xem nó có gì khác biệt so với Việt Nam nhé!
Theo truyền thống của người Hàn Thì những người lớn tuổi trong gia đình sẽ quết định hôn nhân của con cái. Hầu hết nguyện vọng của cô dâu chú rể Hàn chỉ là vô nghĩa, những người đứng đầu của hai bên gia đình sẽ tự sắp đặt nghi lễ cưới hỏi. Tại sứ sở Kim Chi lấy nhau không phải là chuyện kết hợp đôi cặp của cô dâu, chú rể mà nó còn là sự liên minh, kết nối mối quan hệ của hai bên gia đình hai dòng họ với nhau, bởi vậy họ đặt cao vấn đề “ muôn đăng hậu đối ”
Với người Hàn thời xưa các nghi lễ để tổ chức một đám cưới gồm có:
-
Napchae (lễ dạm ngõ)
-
Munmyeong ( xin tuổi, ngày tháng năm sinh của cô dâu)
-
Napgil (bói toán xem tương lai của hôn nhân để thông báo chính thức cho nhà gái).
-
Napjing (gửi quà sang nhà gái để cúng gia tiên & khẳng định ngày cưới)
-
Cheonggi (nhà trai gửi thư cho nhà gái ấn định ngày cưới)
-
Chiyeong (nghi lễ cưới ở nhà gái)
Tuy nhiên, theo sự phát triển của thời gian thì các nghi lễ rờm rà đã được giản đơn hóa, người Hàn Quốc ngày nay chỉ còn bốn Lễ trong nghi thước cưới hỏi, gồm:
-
Uihon(lễ dạm ngõ và bàn bạc vấn đề cưới xin tiếp theo giữa hai gia đình)
-
Napchae (kết hợp giữa napchae truyền thống với lễ mynnyeong)
-
Nappye (kết hợp nghi lễ napgil với napjing, cheonggi)
-
Chinyeong (lễ cưới)
Trước lễ cưới diễn ra vài ngày, gia đình bên nhà trai thường gởi một cái hộp (ham) đựng quà tặng còn được gọi là yemul cho cô dâu.
Quà tặng đựng trong hộp thường là những thước vải đỏ và xanh dùng để may y phục truyền thống cùng với đồ trang sức. Trước đây, chiếc hộp này được mang đến cho cô dâu là domột người hầu, nhưng hiện nay người đảm nhận công việc này thường là những người bạn bè của cô dâu chú rể. Chiếc hộp này được mang đến và giao cho cô dâu vào ban đêm. Khi đến gần nhà cô dâu, người mang quà với nét mặt vui vẻ cười nói và có thể kêu to “Mua hộp đi! Hộp để bán đây!”. Chiếc hộp sau đó chỉ đưa cho bố mẹ cô dâu sau khi người mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền từ bố mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp đến sẽ được mời ăn một bữa thịnh soạn, trong lúc đó thì mẹ cô dâu sẽ mở hộp ra và kiểm tra những thứ có ở bên trong. Lễ cưới truyền thống Hàn Quốc thường được tổ chức ở nhà cô dâu. Buổi lễ bắt đầu bằng việc chú rể và cô dâu cúi đầu chào nhau và làm lễ giao bôi. Hai người đứng đối diện nhau trước bàn cưới. Trong suốt buổi lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một người phụ nữ thông thạo về các thủ tục cưới xin giúp đỡ.
Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức và phong tục theo truyền thống từ cung cách cúi chào như thế nào cho đến cách đi đứng làm sao. Sau khi chú rể đến nhà cô dâu, đại lễ chưa được tiến hành, chú rể chưa được vào nhà cô dâu ngay mà phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm nào đó ở gần nhà cô dâu. Chờ đến khi giờ tốt đến, chú rể chỉnh tề lại trang phục: đầu đội khăn sa, mặc lễ phục và lưng buộc dải đai đi đến nhà cô dâu và bước vào sân nhà. Trong sân lúc này, nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ và lễ vật cúng được này biện tươm tất gồm: một đôi gà sống, hai đài nến, hai vò rượu cùng với xôi, bánh trứng, táo. Chú rể mang theo một con chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên phía trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, sau đó thì quỳ vái. Nghi lễ này có nghĩa là chúc phúc cho chú rể và cô dâu cùng yêu thương kính trọng nhau, mãi bên nhau và không bao giờ chia lìa giống như những con chim nhạn. Ngay sau đó, cô dâu chú rể vái nhau và cùng uống rượu trao chén và nghi thức vào tiệc mừng.
Sau lễ cưới kết thúc, chú rể sẽ phải đến ở lại nhà cô dâu ba ngày trước khi đón cô dâu về nhà của mình. Ngoài ra, đám cưới còn là dịp để dân làng cùng nhau vui chơi, biểu diễn các trò chơi dân gian đặc sắc như: múa hát, đu dây, nhào lộn, bập bênh, … Mặc dù, người Hàn luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin truyền thống của cha ông để lại nhưng ngày nay, hầu hết các đám cưới đều bị ảnh hưởng của phương Tây.
Chú rể trong trang phục vest phương Tây sẽ bước vào phòng cưới đã có khách mời đến dự trong tiếng nhạc piano và đứng trước chủ hôn. Cô dâu trong trang phục váy cưới soiree phương Tây được cha dắt tay đưa vào phòng cưới và trao cho chú rể. Chú rể và cô dâu cùng nhau sánh đôi. Đứng đối diện với nhau trước vị chủ hôn, cô dâu và chú rể sẽ nói lời thề nguyền và trao nhẫn cho nhau. Cô dâu và chú rể sau đó cúi chào các vị khách mời và cùng nhau tham dự tiệc cưới cùng với mọi người, sau buổi lễ thường là cô dâu chú rể cùng với khách mời chụp ảnh kỷ niệm.
Mặc dù lễ cưới ở Hàn Quốc ngày nay đã thay đổi nhiều, tính lễ nghi cũng đã mất đi phần nào, những thủ tục bị cho là rườm rà cũng bị cắt bỏ đi nhưng những tập tục truyền thống cơ bản làm nên nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Hàn Quốc vẫn tiếp tục được gìn giữ và phát huy.